Header Ads

Header ADS

Khoai lang mọc mầm có ăn được hay không?

Khoai lang cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, nếu khoai lang cũng như các loại củ khác để quá lâu đến nỗi mọc mầm sẽ trở nên biến chất và trở thành những loại thực phẩm tích trữ nhiều độc tố gây hại khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe.


Nguy hiểm từ khoai lang mộc mầm
Cũng tương tự như khoai tây nhưng khoai lang không thật sự nguy hiểm như mầm của khoai tây. Tuy nhiên, khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì chứa nhiều độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt…
Nếu thấy khoai mọc mầm, hãy khoát bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng. Để tránh khoai mọc mầm, chúng ta nên bảo quản khoai ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng, nới có không khí nóng và ẩm sẽ khiến khoai mau mọc mầm.

Mầm khoai tây có chứa solaine – một loại glycol-alkaloid đắng và độc. Chất độc chủ yếu tập trung ở phần chân mềm, làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.

Bên cạnh khoai lang và khoai tây, chúng ta có thể liệt kê những thực phẩm mọc mầm có thể gây độc nặng.


Lạc/đậu phộng
Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dinh dưỡng, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng không phải là ngoại lệ. Một số loại đậu như lạc, đậu mèo, đậu ván…có hàm lượng lớn glucozid sinh acid cyanhydric giống như trong măng và củ sắn.
Lạc là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bảo quản không tốt sẽ khiến chúng bị mốc, mọc mầm. Hạt lạc mọc mầm thì thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đặc biệt, khi nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao dễ bị nhiễm độc.

Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển, gây nên bệnh ung thư gan. Thủ phạm gây lạc mốc là một loại nấm mốc rất nguy hiểm, chất này tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Aflatoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền nhiệt.
Để phòng lạc tránh bị mốc và mọc mầm, sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức chứa lượng nước an toàn, cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn.
Củ gừng
Gừng mọc mầm dù còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm khôn lường. Nếu sử dụng gừng mọc mầm trong việc chế biến thức ăn có thể sản sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn hương cho gan. Nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy rằng, do quá trình dập nát, củ hỏng nát bên trong sẽ xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Khi ăn phải loại củ có mầm, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại đến công năng bài tiết của gan. Vậy nên, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, củ căng tròn, không héo, dập nát hay mục nhũn.
Hành mọc mầm
Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày như tỏi và hành khô…khoa học chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không có giá trị dinh dưỡng, mất đi tính dầu khiến hành không thơm ngon và dậy mùi nữa. Vậy nên, mọi người hạn chế không ăn hành khi đã mọc mầm.

Sưu tầm

>>>Xem thêm những thực phẩm sạch tại Rau Sạch Đà Lạt nhé !

Được tạo bởi Blogger.